I. Quan sát:
- Khi chúng ta quan sát bằng mắt thì bề mặt da thật hơi thô ráp, có các đường vân của da thật rất tự nhiên, hoặc có những vết lồi lõm, tùy theo kỹ thuật thuộc và gia công mà bề mặt da sẽ có độ phẳng, mềm… tuy nhiên vẫn còn để lại dấu vết gồ ghề tương đối.
- Ngoài ra trên bề mặt da thật, khi nhìn kỹ sẽ có những lỗ chân lông nhỏ, có thể nhìn thấy bằng kính lúp. Còn bề mặt da giả thường sẽ láng, trơn tru và bằng phẳng.
-
Da thật để một thời gian, màu sẽ bớt đi độ tươi và có thể hơi xỉn. Khi đó, bạn hãy lau sạch và thoa lên một ít kem dưỡng da hoặc xi không màu thì bề mặt sản phẩm bằng da thật sẽ tươi màu và mềm mại lại ngay. Da thật để một thời gian không bị co giãn, còn da giả thì dễ bị co giãn. Các sản phẩm làm bằng da thật, nhất là ví da bò lúc mới thì cứng nhưng càng dùng càng mềm. Bóp ví da giả thì sau một thời gian sử dụng có thể bị khô hoặc rạn nứt.
II. Khả năng hút ẩm:
- Nhỏ một vài giọt nước lên bề mặt của sản phẩm bằng da: Nếu là da thật thì sau một vài phút, bạn sẽ thấy vệt nước lan rộng ra, thấm vào da. Da thật sẽ luôn hấp thu độ ẩm. Còn nếu là giả da thì sẽ không hút nước.
III. Ấn:
- Khi chúng ta dùng ngón tay ấn mạnh lên bề mặt sản phẩm bằng da, nếu là da thật thì sẽ để lại vết lõm sau đó biến mất. Còn đối với da giả và các chất liệu tổng hợp sẽ không thể có được độ đàn hồi này.
IV. Mùi:
- Da thật khi ngửi thường có mùi ngai ngái, còn da giả thì thường có mùi ni lông hoặc là có mùi của chất hóa học (giống như mùi nhựa hoặc mùi sơn, xăng thơm).
V. Đốt da:
- Khi hơ lửa các sản phẩm làm bằng da: Nếu là da thật sẽ không bị nhăn, sun lại, nếu đốt sẽ có mùi khét của hợp chất hữu cơ còn da giả sẽ bị vón cục lại.
- Da thật khi đốt sẽ đượm chứ không cháy rụi và có mùi khét ngái ngái đặc trưng của da, sừng như khi đốt móng tay, đốt tóc. Với da giả khi đốt sẽ rụi cháy rất nhanh như đốt cao su, có mùi khét khó chịu, khói đen.