Bạn có niềm đam mê đi du lịch bụi không? Có yêu thích thám hiểm phong cảnh thiên nhiên nơi núi đèo, đường xá hiểm trở? Cùng tham khảo những đặc điểm đôi giày phượt an toàn giúp cho dân phượt luôn an toàn trong những chặng đường dài nhé. Cũng có thể gọi là giày đi chơi cho nam để luôn giữ được cảm giác thoải mái.
1. Cổ giày/ Miếng đệm vòng quanh cổ chân
Cổ giày là phần ôm sát cổ chân của bạn. Thông thường, các loại giày đi bộ thường trang bị thêm một miếng đệm vòng quanh cổ chân để chân thoải mái hơn khi tiếp xúc với cổ giày. Phần đệm này thường được làm từ vải sợi tổng hợp hoặc mút giữ nhiệt. Ở các loại giày cao cổ, ở chỗ mà cổ chân tiếp xúc trực tiếp với giày cũng được đệm lót để tránh gây tổn thương cho da và giúp bạn thoải mái hơn khi di chuyển.
2. Lưỡi giày
Lưỡi giày là phần tính từ phần tiếp giáp với mũ giày. Lưỡi giày được đính với mũi giày và hai bên thành má giày. Lưỡi giày ôm sát giúp bảo vệ mu bàn chân của bạn, phần này có thể co giãn giúp giày ôm sát chân bạn hơn. Nhiều loại giày đi bộ sử dụng một miếng đệm giữa phần mũ giày và lưỡi giày. Trong trường hợp này, miếng đệm phải đảm bảo liên kết tốt với lưỡi giày để tránh cho cát, sỏi, bụi, nước có thể xâm nhập vào bên trong giày. Khi buộc dây giày, bạn nên chú ý để không tạo các điểm ép làm đau chân. Lưỡi giày phải làm từ các vật liệu thông thoáng nhưng đồng thời cũng phải chống được nước. Phần may hoặc dán phải đảm bảo kín để giữ nhiệt và chống nước.
3. Phần mũ giày
Mũ giày là phần tiếp giáp mũi giày, tiếp giáp với lưỡi gà của giày và trải dài sang hai bên má giày. Mũ giày phải bảo vệ được chân và hấp thụ các lực tác động lên mũ giày ngoài ý muốn để bảo vệ được chân. Ngoài ra, mũ giày cũng phải thông thoáng và chống được nước.
4. Mũi giày
Mũi giày là phần mà mũ giày tiếp xúc với đế giày. Mũ giày có tác dụng bảo vệ các ngón chân của bạn. Khi chọn mua giày, bạn cũng nên để ý đến độ cong của mũi giày,độ cong của mũi giày quyết định rất lớn đến nhịp bước chân trong khi di chuyển.
5. Gót giày
Gót giày là mặt sau của giày giúp bảo vệ mắt cá chân và phần gân ở phía sau cổ chân của bạn. Gót giày phải đủ cứng để để hỗ trợ cho chân bạn, đồng thời, phần trong của gót giày cũng phải được bọc lót cẩn thận để giảm tổn thương đối với da.
6. Lót giày
Lót giày nằm ở phía bên trong giày. Lót giày rất quan trọng, nó giúp bảo vệ lòng bàn chân của bạn không bị tổn thương khi tiếp xúc với đế giày. Ngoài ra, lót giày còn giúp giữ thăng bằng. Nên chọn loại lót giày làm từ chất liệu hút ẩm tốt, không gây mùi và đặc biệt phải phù hợp với kích cỡ bàn chân của bạn.
7 . Đế giày
Đế giày là phần dưới của giày, tiếp xúc trực tiếp với các bề mặt địa hình. Khi chọn mua giày, bạn cần phải quan sát kĩ đế giày để chọn lựa cho mình đôi giày phù hợp với chuyến đi. Phần lớn đế giày làm từ cao su để tăng ma sát và giảm thiểu sự mài mòn.
Để tạo ra ma sát, người ta thiết kế đế giày với các rãnh sâu và gai nhọn, điều này làm tăng độ bám lên các bề mặt. Ở bề mặt trơn trượt, càng nhiều gai cao su càng tăng lực ma sát vào bề mặt giúp bạn tránh được trơn trượt. Ở bề mặt mềm, những mấu cao su sẽ ấn sâu xuống làm giúp giày bám tốt hơn.
Đế giày cũng phải hấp thu và phân tán những chấn động khác để không bị ảnh hưởng tới bàn chân. Đế giày phải đủ cứng nhưng cũng phải đủ mềm để đi được tự nhiên. Nó cũng phải được gắn hoặc khâu chặt chẽ với mũ giày để chống nước tốt. Có rất nhiều kiểu phân bố gai cao su ở đế giày. Vì thế hãy tìm hiểu kĩ thông tin chuyến đi để chọn mua đôi giày phù hợp nhất, kết hợp cùng với những chiếc balo leo núi để có thể tiện dụng cho bạn để đồ dự trữ trong chuyến đi dã ngoại.