Với những đôi giày tôn dáng, dáng bắt mắt, thanh thoát thì lại là những đôi giày có một chiều cao cũng gọi là không “khiêm tốn” để cho nàng có thể “ăn gian” thêm chút chiều cao. Tuy nhiên, đi cùng với nó là những “khó chịu” kèm theo khi diện chúng như đau chân, nhức mỏi chân, không thoải mái…Vậy có bí quyết nào giúp các nàng có thể lựa chọn được một đôi giày vừa có thể ăn gian được chiều cao và vừa thoải mái?
Webgiayhieu chia sẻ cùng các bạn bí kíp chọn giày hay dép cao ghót để có thể thoải mái diện đi chơi nhé:
Những đôi cao gót có vai trò tôn vinh đôi chân cho phái đẹp, tạo nên dáng đi uyển chuyển giúp vóc dáng chị em trông mềm mại hơn nhưng chọn sai giày, đi giày sai cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe bàn chân, đầu gối và lưng của chị em. Không chỉ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, những đôi giày ‘không tốt’ còn hủy hoại phong cách của phái đẹp. Một đôi giày kém chất lượng sẽ khiến dáng đi chị em không thoải mái, mất đi nét duyên dáng, lại nhanh cũ hỏng phá hủy phong cách hoàn hảo của cả bộ trang phục.
Vì vậy chị em hãy tham khảo ngay những bí quyết sau để có thể lựa chọn được đôi giày lý tưởng bền đẹp và thoải mái cho mình:
1. Kiểm tra về cốt giày:
Nếu cốt giày không tốt sẽ ảnh hưởng xấu đến xương hông và cột sống, lại dễ mất phom giày, không chắc chân khiến dáng đi chị em mất đi sự mềm mại, uyển chuyển. Vì vậy hãy kiểm tra kĩ cốt giày :
Gót giày phải chắc chắn, bạn nên đi thử 1 lúc để kiểm tra. Gót giày phải nằm vào tâm gót chân, không dịch lên trên hoặc lui xuống phía dưới để đảm bảo trọng lực được phân bố đều. Đặt 2 chiếc giày cạnh nhau trên 1 mặt phẳng, nếu chỉ 1 hoặc cả 2 chiếc không đứng vững mà rung rinh ngả nghiêng hoặc chỉ nghiêng về 1 bên, tức là cốt lỗi nhiều.
Gót giày phải nằm vào tâm gót chân, không dịch lên trên hoặc lui xuống phía dưới để đảm bảo trọng lực được phân bố đều. Đặt 2 chiếc giày cạnh nhau trên 1 mặt phẳng phải đứng vững không rung rinh, nghiên ngả.
Thử đi cả 2 chiếc giày, vì như thế, chị em mình sẽ phát hiện được rất nhiều lỗi như là: chiếc to chiếc bé, khi đi đi lại lại còn có thể phát hiện ra chiếc nặng chiếc nhẹ dù cùng 1 số nhé, có những đôi hở mũi, khi đi vào, thì bên hở nhiều, bên thì hở ít quá. Các chị em nên kiểm tra cẩn thận và an toàn nhất là mua giày tại các cửa hàng uy tín, có thương hiệu.
Một đôi giày tốt hai chiếc phải đều nhau, khoảng hở mũi hay độ nặng nhẹ của mỗi chiếccũng phải bằng nhau.
2. Chất liệu của giày:
khi chọn giày dép, sai lầm khá nguy hiểm của người tiêu dùng là thường chỉ quan tâm đến mẫu mã và giá cả, độ bề, còn chất liệu thì chỉ cần chọn đơn thuần là mềm mại, đi nhẹ và không bị đau chân là được. Ít ai tìm hiểu xem giày được làm từ chất liệu gì? có nguồn gốc xuất xứ từ đâu? có sử dụng chất hóa học gì độc hại cho sức khỏe hay không?
Hiện nay trên thị trường có nhiều nguồn cung cấp nguyên vật liệu giày dép từ hàng da, giả da, cao su, nhựa tổng hợp… và lẫn cả các loại da tái chế tẩm hóa chất độc hại của Trung Quốc. Vì vậy da giày là phần tiếp xúc trực tiếp lên da chân bạn nên cần tìm hiểu kĩ về chất liệu của giày.
Nếu chúng ta không để ý chọn nhầm những chất liệu kém chất lượng và quá thời hạn sử dụng sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sức khỏe của bạn như gây viêm da, hôi chân…
Ngoài ra nếu chọn mua giày da, bạn nên chọn loại da mềm, khi bóp nhẹ không bị gãy hoặc để lại vết gãy. Nếu là da bóng thì nhất thiết phía trong, phần tiếp xúc với chân vẫn phải là da mềm.
3. Chọn size cỡ phù hợp:
Để có thể thoải mái tự tin bước đi trên đôi giày cao gót, hãy chắc chắn chọn giày có kích cỡ thực sự phù hợp. Để chọn được kích thước chuẩn, hợp chân, thử giày, đặc biệt là một khâu rất quan trọng. Kích thước bàn chân của bạn sẽ chuẩn nhất vào khoảng chiều và tối sau một ngày dài trải qua các hoạt động, đây sẽ là thời điểm lý tưởng để thử giày một cách chính xác nhất.
Bạn cần phải dành một chút thời gian khi thử giày, tránh thử giày quá nhanh chóng. Và khi thử giày, nhớ phải đi lại chúng trên sàn nhà với đầu gối thẳng.
Khi đi thử giày, bạn phải chắc chắn rằng 5 đầu ngón chân hướng về phía mũi giầy khít, nhưng không tức. Nghĩa là không có ngón nào bị gập quá, đặc biệt dù thích một đôi giày đến đâu nhưng phía mũi giày bị gồ lên khi đi, thì không nên mua, vì như vậy là giày bị kích mũi, ngón chân đang bị ép cho vừa, cố đi sẽ rất đau chân và hình thành các vết chai. Phía sau gót giày nên chọn loại có lót nỉ hoặc da lộn sẽ mềm mại, bớt đau hơn.
Size cỡ của giầy cao gót bao giờ cũng phải nhỏ nửa size so với giày đế bằng. Ví dụ giày đế bằng mọi người đi size 7 thì giầy cao gót đi 6.5. Đi như vậy sẽ giúp giầy ôm khít vào chân, không bị nhấc gót. Đi giầy cao mà nhấc gót thì khó chịu và nhìn dáng đi rất kì cục. Giày càng cao càng phải khít để mỗi bước đều dứt khoát và cảm giác chắc chân.
Giày đế bằng mọi người đi size 7 thì giầy cao gót đi 6.5. Đi như vậy sẽ giúp giầy ôm khít vào chân, không bị nhấc gót. Giày càng cao càng phải khít để mỗi bước đều dứt khoát và cảm giác chắc chân.
4. Thương hiệu của đôi giày:
Với vô số thương hiệu giày dép như hiện nay, việc chi thêm tiền cho một đôi giày cao gót là điều hoàn toàn xứng đáng. Những đôi giày đắt tiền không chỉ làm cho gót thoải mái mà còn dùng được lâu hơn. Để chắc chắn mình mua được giày chính hang với chất lượng tốt, chị em nên kiểm tra nhãn mác cẩn thận: những đôi giày nhái kém chất lượng thì không có chữ made in hoặc dòng chữ made in… ko sắc nét.
Các chị em phải hoàn toàn để ý vì theo luật hàng hóa, các loại made in phải được dập nổi hoặc chìm, khâu đính chắc chắn trên sản phẩm, kiểu dán 1 cái tem ghi made in… thì nên kiểm tra kĩ.